Tôn tử nói: Nếu chiếm giữ trận địa trước rồi đợi quân địch kéo đến thì quân ta được nhàn dật; nếu chiếm giữ trận địa sau rồi vội vàng ứng chiến với quân địch thì quân ta phải nhọc mệt. Cho nên, người khéo cầm quân tác chiến thì phải làm sao để địch bị động bi ta điều khiển mà không để ta bị động bị địch điều khiển. Có thể khiến địch tự tiến quân trước thì đó là hiệu quả của chước “nhử địch”; có thể làm cho địch không đến được địa điểm họ dự tính thì đó là hiệu quả của “chặn đường địch”. Vì thế, khi địch đang nhàn dật thì phải làm cho họ mệt nhọc, khi địch đang đầy đủ quân lương thì phải khiến họ thành ra thiếu thốn, khi địch ổn định thì phải làm cho họ bị rối loạn. Ta phải xuất quân đến nơi địch không thể không đi qua, ta phải hoạt động ở hướng địch không ngời tới.

Đưa quân đi xa ngàn dặm mà khiến quân không mỏi mệt là do hành quân trên đường không gặp sự cản trở của địch; tấn công địch mà có chắc giành thắng lợi hay không là dó đán vào nơi địch có phòng thủ hay không phòng thủ; phòng thủ vững hay yếu thì lại do có phòng thủ ở những nơi địch không thể tiến công hay không. Vì thế, người khéo chỉ huy quân đội tiến công thì phải làm sao cho địch không thể biết sẽ bị đánh vào điểm nào và tấn công vào điểm nào.

Vi diệu thật là vi diệu, vi diệu đến mức không hình không ảnh; thần kì thật thần kì, thần kì tới mức không tiếng không thanh - Đó là lý do vì sao có thể nắm được vận mệnh của địch trong tay mình. Nếu tấn công khiến địch không có cách nào kháng cự được thì là do đã tập kích vào điểm yếu của địch; còn như khi rút quân mà khiến địch không có cách nào chặn đường thì là do đã “cao chạy xa bay” nên địch muốn đuổi theo chặn đánh cũng không kịp nữa. Cho nên, khi ta đã muốn đánh thì dù địch có thành cao hào sâu ta cũng có cách để địch không thể không quyết chiến với ta - đó là cách đánh vào chỗ địch không thể không cứu viện; còn khi đã không muốn đánh thì dù ta chỉ cần vạch đất làm ranh giới phòng thủ ta cũng cáo cách để địch không ép ta giao chiến được - đó là cách buộc địch phải chuyển hướng tiến công. Đó là những cách thức để ta chủ động điều khiển địch mà không bị động để địch điều khiển ta. Làm được như vậy thì binh lực của ta tập trung mà binh lực của địch bị phân tán; binh lực của ta tập trung một nơi mà binh lực của địch bị phân tán 10 nơi, như thế là ta đã làm cho binh lực của ta đông gấp 10 lần so với địch từ đó mà tạo ra tình huống chiến trường lợi thế cho ta - yếu thế cho địch. Khi đó, ta có thể lấy nhiều đánh với ít, làm cho số quân địch trực diện giao chiến với ta giảm đi mấy phần đáng kể. Về điểm quyết chiến, không nên để cho địch biết, địch đã không biết tất phải phòng thủ nhiều nơi; địch càn phải phòng thủ nhiều nơi thì số lượng quân địch trực diện giao chiến với ta càng ít đi.

Cho nên ngoài trận địa, nếu phía trước phòng thủ thì lực lượng phí sau sẽ mỏng mà sơ hở; nếu phía sau phòng thủ thì lực lượng phía trước mỏng mà sơ hở; nếu phòng thủ cánh trái thì lực lượng cánh phải sẽ mỏng và sơ hở; nếu phòng thủ cánh phải thì lực lượng cánh trái sẽ mỏng mà sơ hở; còn như chỗ nào cũng phải phòng thủ thì lực lượng chỗ nào cũng rất mỏng mảnh. Vì thế, nếu chẳng chỗ nào phải phòng thủ thì chẳng chỗ nào lực lượng phải mỏng mảnh. Trong hai bên giao chiến, bên yếu là bên bị động phòng thủ trước mũi tấn công của địch, bên mạnh là bên chủ động điều khiển địch đánh vào nơi phòng thủ của mình. Trù liệu được trước về thời gian và địa điểm giao chiến thì mới có thể đem quân từ nghìn dặm xa đến đánh. Không trù liệu được trước về thời gian và địa điểm giao tranh thì cánh trái chẳng chi viện được cho cánh phải, cánh phải chẳng chi viện được cho cánh trái, phía trước không tiếp ứng được phía sau, phía sau càng không tiếp ứng được phía trước, huống chi hành quân đi gần cũng mấy dặm, xa còn đến mấy chục dặm.

Theo quan điểm của ta, binh lực nước Việt tuy nhiều nhưng điều đó cũng ích gì cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh?

Có thể nói, thắng lợi có thể sáng tạo nên, quân địch tuy đông nhưng hoàn toàn có cách để địch không dồn hết binh lực để đánh ta. Cho nên, phải thông qua phân tích, phán đoán để biết được điểm mạnh yếu của hai bên ta và địch; thông qua thủ thuật “quấy nhiễu” địch để biết được quy luật hoạt động tác chiến của địch; thông qua do thám để biết được đâu là điểm xung yếu nhất của địch, đâu là điểm kiên cố nhất của địch; lại thông qua so sánh tương quan lực lượng hai bên để nắm được thực lực yếu mạnh như thế nào. Cho nên quân đội với thực lực mạnh mẽ nhất là quân đội khiến người ta không nhìn ra hình thể thực lực; đã không bộc lộ ra cái hình thể thực lực thì dù có gián điệp nằm vùng sâu xa đến thế nào cũng không mảy may do thám được tình hình binh lực trong quân, mà kẻ địch dù ranh ma quỷ quyệt thế nào cũng không đối phó làm gì nổi quân ta. Vận dụng chiến thuật biến hoá để điều binh khiển tướng giành lấy thắng lợi thì đến khi thắng lợi đã bày ra trước mắt tất cả, cũng không ai hiểu vì sao ta dành được thắng lợi. Người ta chỉ biết răng ta có thế để chắc thắng lợi mà không biết cách ta sáng tạo ra thế cuộc thắng lợi đó như thế nào. Cho nên, trong mỗi lần ra trận, để thắng lợi thí tất không phải là cứ dùng cách cũ, mà phải là thích ứng được tình huống chiến cuộc mới và biến hoá khôn lường.

Thực lực quân đội như nước chảy, nước từ trên cao đỗ vào đất trũng, tấn công địch cũng là như vậy - phải tránh chỗ địch có thực lực kiên cố mà đánh vào chỗ lực lượng địch mỏng. Hướng nước chảy là do địa thế cao thấp quyết định, việc đánh trận là căn cứ vào đối thủ trực tiếp để quyết định phương án tác chiến dành thắng lợi. Cho nên, quân đội tác chiến thì không có tư thế bất biến cứng nhắc, như nước chảy cũng không có hình dạng nhất định. Phải căn cứ vào kẻ địch đối đầu trực tiếp để biến hoá phương pháp tác chiến - làm như thế mà dành thắng lợi nên gọi là “thần kỳ”. Vì thế ngũ hành tương sinh tương khắc không ngừng, bốn mùa thay đổi không ở yên vị trí cố định, lại như ngày đêm khi dài khi naắn, như trăng trên trời khi khuyết khi đầy…