Tôn tử nói: Phàm là việc dùng binh, người chủ tướng từ khi nhận mệnh của nhà vua, rồi đến tiến hành tập trung quân ngũ, tổ chức quân đội cho đến lúc cùng địch đóng doanh trại để giao tranh ngoài chiến trường, thì trong mọi việc không gì khó hơn là “giành lợi thế thời cơ”. Cái khó của việc giành lợi thế thời cơ là làm thế nào để biến đường vòng thành đường thẳng, biến những bất lợi thành có lợi cho mình.

Dù phải đi đường vòng nhưng nếu biết dùng cái lợi nhỏ để dụ dỗ địch thì tuy xuất phát sau địch nhưng sẽ đến được nơi chiến trường trước địch. Đó gọi là hiểu được kế sách đường vòng - đường thẳng. Trong việc dành lợi thế thời cơ, có mặt lợi nhưng cũng bao gồm cả mặt bất lợi, nguy hiểm; nếu mang theo tất cả vũ khí trang bị để mong dành lợi thế thời cơ với địch thì ắt sẽ không kịp theo địch, còn nếu như bỏ lại mọi vũ khí trang bị cốt để giành được lợi thế thời cơ thì tổn thất đến sức mạnh quân sự.

Cuộn gói giáp trụ gấp rút lên đường, đi suốt đêm ngày không nghỉ, đường phải đi mỗi ngày dài ra gấp đôi, nếu là đem quân đi xa 100 dặm dù có giành trước lợi thế thời cơ thì cũng khiến a quân tướng sĩ bị bắt bớ, cầm tù; trong quân người có sức khoẻ chạy lên trước, người đã yếu sức tụt lại sau, kịp đến nơi giao chiến đúng hẹn thì 10 phần chỉ vớt vát được 1 phần. Nếu là mang quân đi xa 50 dặm chủ tướng sẽ gặp khốn đốn, số quân đến kịp nơi giao chiến may ra chỉ được phân nữa mà thôi. Còn như hành quân đi xa 30 dặm vì muốn giành trước lợi thế thời cơ thì 3 phần cũng chỉ 2 phần quân số đúng hẹn đến được nơi giao chiến. Cho nên mang quân đi đánh trận, nếu không đủ trang bị vũ khí, lương thực dự trữ thì ắt diệt vong. Khuyên rằng nếu không hiểu cặn kẽ láng giềng thì chớ kết làm đồng minh; nếu không nắm rõ địa thế núi rừng, đầm trạch dễ dàng hay hiểm trở thì chớ hành quân tiến đến; nếu không sử dụng thổ dân chỉ đường thì sẽ không được lợi thề địa hình. Người cầm quân đánh trận muốn giành thắng lợi phải biết quyền mưu biến hoá, nguỵ trá khiến địch không ngời tới; phải xem xét điều kiện có lợi cho phía ta không rồi mới hành động; phải biết phối hợp nhịp nhàn giữa tập trung và phân tán binh lực - Như thế quân đội hành động tác chiến khi nhanh như gió cuốn, khi chậm tựa rừng già, khi quyết liệt như lửa cháy, án binh bất động như núi đá, chặc chẽ không sơ hở như mây mù, tiến công xung phong như sấm chớp.

Đánh chiếm làng ấp, phân tách chúng dân, mở rộng lãnh thổ, cướp lấy của cải, khi làm những việc ấy đều phải cân nhắc lợi hại rồi hãy hành động. Người cầm quân phải hiểu sâu sắc mối quan hệ trong phép binh “đường vòng - đường thẳng”, đó là chìa khoá để giành thắng lợi.

Sách “ quân chính” xưa viết rằng: “Trong tác chiến, vì lấy khẩu lệnh chỉ huy thì quân sĩ không nghe thấy nên người ta đặt ra phép dùng trống trận. Lại để binh sĩ có thể trông thấy các hiệu lệnh chỉ huy nên người ta đặt ra phép cờ hiệu”. Trống trận và cờ hiệu là để thống nhất hành động của toàn quận đội.

Hành động của toàn quân đã thống nhất thì những binh sĩ dũng mãnh không thể liều lĩnh tự ý xông pha lên trước, những binh sĩ khiếp nhược cũng không thể tự ý run sợ mà lui lại phía sau. Vì thế dùng trống trận và cờ hiệu là một cách chỉ huy toàn quân trong tác chiến. Đánh trận buổi đêm người ta thường dùn trống trận, đánh trận ban ngày người ta thường dùng cờ hiệu. Sỡ dĩ như thế là để người lính khi xung trận tự phát huy tính chủ động của tai nghe và mắt nhìn. Cho nên khí thế ba quân có thể bị làm cho suy giảm, ý chí quyết tâm chiến đấu của tướng sĩ có thể bị làm cho giao động. Trong chiến đấu, ban đầu khí thế quân sĩ tràn đầy, thời gian kéo dài thì khí thế đó ắt suy giảm, sau cùng khi đã mỏi mệt, nhuệ khí chẳng còn, quân lính chỉ một lòng muốn quay về mà thôi. Cho nên người khéo dùng binh thì phải tránh địch khi ban đầy đang hừng hực khí thế, dành sức đợi địch mệt mỏi rồi mới tiến công, đó là biết phát huy sĩ khí toàn quân.

Cần phải biết lấy sự chỉnh tề của quân đội mình để chống đánh với hàng ngũ hỗn loạn của quân địch, cần phải biết lấy sự bình tĩnh của mình để chống đánh với sự nhớn nhác của địch - đó là nắm được vũ khí tâm lí trong tác chiến. Có thể lấy lợi thế của mình ở gần để đánh địch ở xa, có thể lấy lợi thế mình sung sức để đánh địch đã mỏi mệt, có thể lấy lợi thế mình đầy đủ lương thực để đánh địch đang thiếu đói - đó là biết nắm lấy sức mạnh vật chất trong chiến tranh. Không chặt đứt cờ hiệu đang chỉnh tề bên hàng ngũ địch, không tấn công khi địch đã sẵn sàng lực lượng hùng mạnh - như thế mới là biết nắm lấy yếu chỉ biến hoá, cơ động lúc cầm quân đánh trận.

Vì vậy, phép dùng binh tác chiến, không đánh lên địa thế điểm cao, không đánh từ hướng chính diện với kẻ địch có lợi thế địa hình sau lưng dựa núi cao, không đuổi theo đám quân giả vờ rút chạy, , không đánh đối phương khi quân sĩ họ đang tràn đầy nhuệ khí, không ăn thực phẩm bị tẩm độc, không ngăn cản quân địch đang tháo chạy - bao vây phải để kẽ hở, không đuổi theo quân địch đã cùng đường - đây là nguyên tắc của giao chiến đánh trận.