Tôn Tử nói: Theo phép dùng binh, về địa hình chiến đấu có 9 loại

  1. Tán địa - chiến đấu trên lãnh thổ của mình nên binh sĩ dễ chạy trốn, phát tán ra nhiều nơi: Không thích hợp cho tác chiến. Vì vậy khi chiến đấu phải khiến quân sĩ chuyên tâm nhất trí đồng lòng.
  2. Khinh địa - tiến sang lãnh thổ địch nhưng không tiến vào sâu: Không phù hợp cho đóng quân lâu dài. Vì vậy khi tác chiến phải khiến quan sĩ liên kết chặt chẽ với nhau.
  3. Tranh địa - ta có lợi địch cũng có lợi: không nên tấn công. Vì vậy khi tác chiến phải khiến quân đội đi vòng ra sau lưng địch.
  4. Giao địa - tao có thể đi qua dịch cũng có thể đi qua: Phải hành quân không gián đoạn. Vì vậy khi tác chiến phải đóng chặc cửa cố thủ.
  5. Cù địa - nơi giao nhau, nước nào chiếm trước có thể chủ động chi phối nước còn lại: Bốn phía liên minh với lân bang. Vì vậy khi tác chiến phải thận trọng đề phòng.
  6. Trọng địa - Tiến sâu vào lãnh thổ của địch, vượt qua nhiều thành luỹ và địa hình: Tranh thủ đạt lương thực. Vì vậy khi tác chiến phải bổ sung lương thực.
  7. Bỉ địa - Địa hình có rừng núi, sông ngòi hiểm trở khiến việc hành quân khó khăn: Nhanh chóng thúc quân vượt qua.
  8. Vi địa - Đường tiến vào nhỏ hẹp, đường rút lui vòng vèo, quân địch có thể dùng ít quân để đối phó lại: Phải có mưu kế tính toán. Vì vậy khi tác chiến phải chặn mọi cửa hiểm.
  9. Tử địa - đòi hỏi phải tác chiến thần tốc, tác chiến không nhanh thì tiêu vong: Quyết chiến đến cùng. Vì vậy khi tác chiến phải quyết tâm do61c sức đánh tới cùng.

Thời xưa, người giỏi dùng binh có thể khiến cho địch phía trước phía sau không thể liên thông, làm cho quân chủ lực và quân không chủ lực không thể tiếp ứng, khiến cho quan binh không thể cứu viện nhau, cấp trên cấp dưới nãy sinh mâu thuẫn, mất đoàn kết, khiến cho sĩ tốt tản mát, phá vỡ hàng ngũ, không chịu tập trung. Làm được những điều như trên, cho dù địch tập trung toàn bộ quân lực cũng không thể giữ thế quân tề chỉnh, vững vàng. Trong chiến đấu, việc có lợi cho ta thì hành động, việc bất lợi cho ta thì dừng lại.

  • Xin hỏi rằng: nếu quân địch đông mà hàng ngũ tề chỉnh bày bình bố trận trước mắt ta, vậy ta nền dùng cách gì ứng phó?
  • Trả lời rằng: trước phải đánh vào điểm xung yếu nhất của địch, sau mới có thể khiến địch bị ta chi phối. Mấu chốt của việc dùng binh là thần tốc, phải nhân thời cơ khi địch chưa kéo đến, phải tiến vào chỗ địch không ngờ, tấn công phải đánh vào mơi địch không phòng bị.

Khi ta tác chiến trên lãnh thổ của địch, hành quân vào sâu lãnh thổ của địch, ý chí của quân sĩ ta càng chuyên tâm đoàn kết thì sự phòng thủ của địch càng không thể phát huy tác dụng. Tác chiến trên địa hình này, phải tranh thủ giành lấy lương thực phong phú của địch, như thế để ba quân được cung cấp đầy đủ lương thực; cũng nên chú ý việc cho quân nghỉ ngơi, không nên để quân quá mỏi mệt, như thế để giữ khí thế quân sĩ luôn được sung mãn, để nuôi dưỡng nhuệ khí trong quân. Ngoài ra phải biết phát huy hiệu quả binh lực, bày mưu tính kế sao cho địch không thể phán đoán được kế hoạch hành động của ta.

Dồn quân vào chỗ không đường thoát, quân quyết đánh mà bất chấp tính mạng, thà chết còn hơn chịu bại vong. Quân sĩ đã quyết đánh không lùi bước thì sẽ dốc toàn lực chiến đấu; ở chỗ nguy hiểm không còn đường sống quân sĩ sẽ không còn gì cho là đáng sợ. Đi vào đường không lối thoát thì lòng quân sẽ cang trường kiên định; tiến càng sâu vào lãnh thổ địch thì lòng quân càng gắn kết, hoàn cảnh thêm bức bách thì quân sĩ càng cố sức dấn mình. Cho nên chẳng cần huấn luyện quân sĩ cũng tự răng đe phòng bị, không cần yêu cầu quân sĩ cũng tự giác thi hành, không dùng mệnh lệnh quân sĩ cũng răm rắp tuân thủ; cấm tuyệt sự bói toán mê tín, trừ bỏ mọi nghi ngờ, quân sĩ cho dù đi vào nơi “đất chết” cũng quyết không rời bỏ hàng ngũ.

Quân sĩ ta không nhiều tiền đầy của, chẳng phải vì họ không mong được giàu sang giàu. Quân sĩ ta không tham sống sợ chết, chẳng phải vì họ không muốn sống thọ dài lâu. Mệnh lệnh tác chiến khi đã đưa ra, nếu dồn quân vào chỗ cùng đường không lối thoát, dù là đám sĩ tốt yếu ớt đến mức ngồi thì khóc đâm vạt áo, nằm thì nước mắt loan đầy mặt cũng sẽ có dũng khí như Chuyên Chư, Tào Quế. Cho nên, người khéo dùng binh thì phải như con rắn Soái Nhiên; rắn Soái Nhiên là loài rắn ở vùng núi Hằng Sơn, đánh vào đầu nó thì đuôi nó ứng cứu, đánh vào thân nó thì đâu và đuôi nó ứng cứu. Xin hỏi rằng: Một quân đội có thể như rắn Soái Nhiên được chăng? Đáp rằng: Có thể được. Người Ngô và người Việt thù địch nhau, nhưng nếu ngồi trên cùng một chiếc thuyền mà qua sông, khi qua sông gặp gió bão họ sẽ cứu giúp bảo vệ nhau, tương trợ nhau như tay trái tay phải. Vì thế, việc buộc ngựa lại với nhau hay vùi bánh xe xuống cát để biểu thị quyết đánh đến cùng, bất chấp sống chết là điều không thể tin được. Phương pháp lãnh đạo chỉ huy quân đội là phải làm sao để quân sĩ đồng lòng nhất chí, hiệp tâm hiệp lực cùng tiến lên phía trước. Ngoài ra, cần phải nắm vững nguyên tắc cương - nhu, lợi dụng linh hoạt các đặc điểm địa hình - tình thế trong chiến đấu. Người giỏi cầm quân tác chiến là người có khả năng làm cho toàn quân nắm tay nhau tất cả như một, bất luận tình thế chiến trận thay đổi cũng điều có cách khiến quân nhất loạt như thế.

Tướng soái dùng binh cần cứng rắn và bình tĩnh, nghiêm minh và vững vàng, chính trực mà rành rọt có đầu có cuối. Làm được như thế thì có thể che dấu tai mắt quân sĩ, khiến họ không hay không biết mọi động tĩnh trong quân. Thường xuyên thay đổi bộ phận tác chiến, thay đổi kế hoạch là để không ai nắm được hành động của mình. Liên tục thay đổi nơi đóng doanh trại, cố ý hành quân vòng vèo là để không ai dò là được hình tích của mình. Tướng soái và sĩ tốt hẹn ngày hội quân giống như lên cao rồi dỡ bỏ thang, cắt đứt đường rút về. Tướng soái và sĩ tốt cùng tiến vào lãnh thổ nước người, rồi sau mới thông báo cho biết địa hình tác chiến, thời gian hành động, việc này giống như lùa đàn dê chạy qua chạy lại không biết đi đến đâu. Tập trung ba quân tướng sĩ, dồn họ vào chỗ nguy hiểm là yếu lĩnh mà người chủ tướng cầm quân nên biết.

Sự biến hoà cảu 9 loại địa hình chiến đấu, việc linh hoạt trong ứng phó cho tích hợp hoàn cảnh, việc nắm vững tâm lí quân sĩ - đó là những điều người theo nghiệp binh không thể không suy xét.

Thông thường khi tác chiến trên lãnh thổ của địch, tiến càng sâu vào lãnh thổ của địch thì ý chí quân sĩ càng chuyên nhất, tiến không sâu thì ý chí quân sĩ sẽ dễ tiêu tán. Rời nước mình mà tác chiến trên nước người gọi là tác chiến trên địa hình “tuyệt địa”. Nơi bốn mặt tám hướng thông thoáng thì gọi là “cù địa”. Tiến vào sâu lãnh thổ địch thì gọi là “trọng địa”. Tiến không sấu vào lãnh thổ của địch để tác chiến là “khinh địa”. Nới trước mặt nhỏ hẹp sau lưng hiểm trở gọi là “vi địa”. Nơi không có có đường thoát lối lui gọi là “tử địa”.

Về tình hình tâm lí sĩ tốt, nếu gặp địch bao vây sẽ dốc sức chống cự; khi tình thế nguy hiểm cấp bách thì sẽ liền chết xông pha; lúc tiến sâu vào lòng địch thì sẽ răm rắp phục tùng quân lệnh.

Cho nên, nếu không biết mưu kế của các nước lân bang thì chớ nên giao kết với họ; nếu không biết địa hình núi rừng đầm hồ hiểm trở thì chớ hành quân tiến vào; nếu không có người hướng đạo thì không được lợi thế địa hình. Chỉ một trong những phương diện này không được chú ý thì chắc chắn thì không thể có được một quân đội vô địch thiên hạ. Một quân đội vô địch thiên hạ khi đi đánh nước lớn sẽ khiến nước lớn không chiêu mộ được chúng dân, uy phong chùm nước lớn khiến nước lớn không thể giao kết với bên ngoài. Vì thế không cần tranh giành việc kết giao với chư hầu trong thiên hạ, chỉ cần phát huy thực lực của mình để đối phó với kẻ địch, gia uy với địch thì vẫn có thể hạ được thành trì của địch, diệt được quốc đô của địch.

Thực hiện chế độ thưởng công đặc biệt, ra hiệu lệnh không cần đến sức ép của quy định, được như thế thì chỉ huy ba quấn tướng sỉ dễ dàng như sai khiến một người. Lúc đó, sai quân sĩ thi hành nhiệm vụ mà không cần dùng lời lẽ dài dòng, hạ lệnh cho họ thi hành mọi nhiệm vụ nguy hiểm cũng không cần bày đặt nói điều thiệt hơn. Hãy dồn quân vào thế bị mất thì sẽ được bảo toàn, đặt tướng sĩ vào đất chết ắt có đường sống. Hãy để quân đội vào chỗ nguy hiểm họ ắt có sức dành phần thắng.

Người cầm quân đánh trận thận trọng phán đoán ý đồ của địch, giả tập trung binh lực theo ý đồ của địch, khi có cơ hội thì thần tốc tấn công chém ngay tướng địch, làm được như thế gọi là khéo đánh thắng địch. Cho nên, khi đã quyết định ngày tác chiến cần đóng chặt cửa, huỷ hết tờ thông hành ra vào thành, cấm sứ giả bên địch vãng lai, làm lễ ở miếu đường để cổ vũ khí thế ba quân, rồi giao phì nhiệm vụ cụ thể. Khi địch mở cổng thành phải nhanh tiến vào; trong tác chiến phải đánh phủ đầu điểm cơ yếu nhất của địch, phải làm ám hiệu để báo giờ hành động bắt đầu. Hãy theo sát địch để tìm cơ hội tấn công, cho nên có thể nói rằng thời điểm bắt đầu chiến tranh giống như một người cong gái dịu dàng điềm đạm, khi địch đã mở cổng thành thì lại nhanh nhẹn như một con thỏ chạy thoát thân, khiến địch trở tay không kịp, không cách nào chống đỡ.