Tôn Tử nói: Nếu xây dựng quân đội 10 vạn người dẫn đi chinh chiến xa nghìn dặm thì tổn hao sức người sức của trong bách tính, sự chi phí của ngân sách quốc gia cũng gánh nặng, tính ra mỗi ngày chi phải dùng tới nghìn lượng bạc. Vì thế trong nước rối ren, đội quân vận chuyển quân nhu lương thực phải mỏi mệt trên đường, số người dân trong nước không tham gia canh tác lên đến 70 vạn nhà. Chiến tranh vất vã và gian khổ như thế mà hai bên giằng co kéo dài vài năm, mục đích là để một bên được thắng. Nếu người làm tướng không biết trọng dụng “những người làm nhiệm vụ gián điệp”, lại tiếc tước vị và tiền của cung cấp cho họ thì sao có thể thu thập được thông tin về tình hình địch, như thế thì sự ứng xử bất nhân đến cực điểm. Những tướng soái như thế ắt không phải là người tài giỏi, cũng không phải là trợ thủ đắc lực của người làm vua. Những ông vua có kẻ tướng soái bầy tôi như thế thì không thể đánh thắng quân địch. Bậc vua anh minh, bề tôi hiền lương sở dĩ có thể xuất binh đánh thắng trận thành công vượt muon người chính là nhờ trước tiên việc nắm bắt được tình hình địch. Muốn nắm bắt được tình hình địch thì không thể phép cầu đảo ma thuật, cũng không thể dùng những tình huống tương tự để so sánh rồi từ đó suy diễn ra, tất cả cũng không thể xem thiên văn nhật nguyệt để phán đoán và kiểm chứng. Chỉ có một cách không thể không dùng, đó là “hoạt động gián điệp”.
Có 5 loại gián điệp được dùng là:
- Nhân gián: nghĩa là giả mặc thường phục lẫn vào trong dân để thực hiện hoạt động gián điệp.
- Nội gián: mua chuộc quan lại của địch để thu thập thông tin tình báo cho mình.
- Phản gián: mua chuộc hoặc lợi dụng gián điệp của địch để làm lợi cho mình.
- Tử gián: cố ý tung tin tặc, cố ý để gián điệp của địch biết được tin tức vốn là giả này, khi gián điệp của địch truyền tin về nước, địch sẽ hành động theo tin tức giả nhận được do đó ta có thể đánh thắng địch.
- Sinh gián: điều quân đi trinh sát rồi quay về báo tình hình của địch.
Cần sử dụng liên hoàn, phối hợp cả 5 loại gián điệp trên, mục địch là để địch không thể phán đoán được hoạt động gián điệp của ta. Đó là phương pháp quý báu của người làm vua phải biết để đánh thắng địch.
Có thể nói răng trong quân không có gì thân tín hơn “gián điệp”, không có gì xứng đáng được thưởng công hậu hĩnh hơn “gián điệp” và cũng không có việc gì cơ mật hơn “hoạt động gián điệp”. Không phải người túc trí đa mưu thì không thể sử dụng thành công gián điệp, không phải là người nhân từ khẳng khái thì không thể sử dụng thành công gián đệp, không phải là người khéo léo nhanh trí thì không thể lấy được tin tức tình báo thật sự từ phía địch. Vi diệu thật là vi diệu! Thật là không chỗ nào không dùng đến gián đệp. Kế sách dùng gián đệp còn chưa được tiến hành mà đã bị bại lộ thì cả gián điệp và kẻ biết việc cơ mật tình báo đều phải chết.
Phàm là tiến công tác chiến, muốn chiếm thành ấp, muốn giết quân địch thì trước tiên phải biết tên gọi của tướng giữ thành, thân tín của ông ta, những kẻ chuyên truyền tin thông báo, người gác cổng, quan viên hầu cận trong cung…phải hạ lệnh cho gián đệp của ta dò xét rõ ràng tình hình bên trong của địch. Mặt khác cũng cần điều tra xem gián đệp của phía địch nắm được những thông tin nào về tình hình của ta. Căn cứ vào tình hình cụ thể, khi nắm được gián điệp của địch trong tay, hoặc dùng tiền bạc của cải hoặc dùng nghi lễ khoản đãi họ, sau đó thả họ trở về làm “phản gián” cho mình. Thông qua “phản gián” để biết tình hình địch, như thế ta có thể lợi dụng cả “hương gián” và “nội gián”. Thông qua “ phản gián” nắm được tình hình địch, chúng ta có thể dùng “tử gián” truyền các tin tình báo giả sang phía địch. Thông qua “phản gián” để nắm tình hình địch, cũng có thể dùng ‘sinh gián” theo đúng giờ quy ước cho xuất kích đi trinh sát, lại đúng giờ quy ước quay về báo cáo kết quả. Việc sử dụng 5 loại hình “gián điệp” trên đây người làm vua nhất định phải nắm. Để nắm bắt tình hình của địch thì quan trọng nhất là sử dụng “phản gián”, vì thế “phản gián” phải được hậu đãi nhiều nhất.
Trước kia triều Ân Thương dấy lên là do trọng dụng bề tôi nhà Hạ là Y Doãn; triều nhà Chu dấy làn là do trọng dụng quan nhà Ân Thương là Khương Tử Nha. Cho nên, bậc vua anh minh, tướng soái hiền lương, nếu túc trí đa mưu sử dụng “gián điệp” thì nghiệp lới tất thành công. “Gián điệp” có thể nói là then chốt trong tác chiến, bởi vì hoạt động của toàn bộ quân đội đều dựa vào những tin tức tính báo do gián đệp cung cấp.