Facebook Pixel (hiện tại được gọi là Meta Pixel) là một đoạn mã JavaScript mà Facebook cung cấp cho các nhà tiếp thị nhằm liên kết trang web của doanh nghiệp với quảng cáo mà doanh nghiệp đã chạy trên Facebook. Nhờ đoạn mã này, doanh nghiệp có thể theo dõi các hoạt động chuyển đổi mà người dùng đã thực hiện trên website sau khi được quảng cáo trên Facebook dẫn tới, ví dụ như ấn vào nút đăng ký hoặc ấn vào nút gọi, nhắn tin,…, tùy vào cách thức mà doanh nghiệp thiết lập. Facebook Pixel được xem là tính năng không thể thiếu giúp các nhà quảng cáo tổng hợp mức độ hiệu quả quảng cáo trên Facebook của doanh nghiệp.

Cách thức hoạt động của Pixel

Facebook Pixel được xem như sợi dây kết nối giữa Facebook và website. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như thế này, Facebook Pixel chính là camera cho website của bạn, nó sẽ ghi nhận và theo dõi tất cả các hành động khi có ai đó từ quảng cáo Facebook truy cập trang web, từ đó báo cáo về lại cho Facebook để giúp bạn thấy được mức độ hiệu quả của quảng cáo mà bạn đã thiết lập.

Nhờ Pixel, Facebook có đủ khả năng nhằm cung cấp báo cáo một cách chính xác nhất đến doanh nghiệp, và đồng thời, số liệu mà Facebook thống kê cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý hiệu suất quảng cáo và mức độ tương tác trên website.


Bên cạnh đó, Facebook Pixel còn có khả năng Remarketing (nhắm lại đối tượng mục tiêu facebook) khi kết hợp với Custom Audiences (đối tượng tùy chỉnh).

Ví dụ: Khi có khách hàng truy cập vào Landing Page trên website để tìm hiểu nhưng chưa tạo ra chuyển đổi, Facebook Pixel sẽ ghi nhận lại, và khi được kết hợp với Custom Audiences, doanh nghiệp có thể nhắm lại chính những đối tượng có hành vi tương tự, cụ thể là truy cập vào trang Landing Page, giúp quảng cáo Facebook ngày càng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Facebook Pixel mang đến những lợi ích nào?

Theo dõi các chuyển đổi Facebook

Với Facebook Pixel, các người dùng có thể nhận biết được mẫu quảng cáo nào thu hút khách hàng, mang lại khả năng chuyển đổi cũng như xác nhận được chính xác chiến dịch quảng cáo đã mang lại hiệu quả về mặt truyền thông, từ đó học hỏi và thiết lập cho những chiến dịch sau để ngày càng cải thiện và phát huy quá trình chạy quảng cáo trên Facebook.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm truyền thông, các doanh nghiệp phải sử dụng đa kênh để mở rộng cơ hội tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng trên nhiều nền tảng. Vì vậy, khó có thể biết được lượng khách hàng mà doanh nghiệp có được đến từ kênh truyền thông nào là chủ yếu. Với Facebook Pixel, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này. Bạn có thể biết được các hành động chuyển đổi trên website được ghi nhận lại đến từ nguồn nào, từ kênh truyền thông nào, từ chiến dịch và mẫu quảng cáo như thế nào, từ đó, bạn sẽ nhanh chóng đánh giá được chi phí trên mỗi kết quả chính xác hơn cũng như phân bổ ngân sách truyền thông phù hợp giữa các nền tảng.

Theo dõi khách hàng mục tiêu truy cập vào website

Bằng cách thức hoạt động là ghi nhận các hành động của người dùng khi truy cập vào website, pixel đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định tốt hơn về cách cải thiện và giữ chân lưu lượng truy cập vào trang web của mình.

Ngoài ra, với sự đầu tư từ Facebook trong việc phát triển Machine Learning (máy học), pixel chính là cách giúp Facebook ngày càng cải thiện quá trình nhắm mục tiêu chính xác hơn, cụ thể hơn là tệp đối tượng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp và muốn vào website để tìm hiểu sâu hơn.

Giả sử như, website và mặt hàng bạn kinh doanh là phần mềm công nghệ giúp quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Khi bạn gắn pixel vào website, pixel sẽ ghi nhận những đối tượng truy cập trang web, từ đó giúp quảng cáo tiếp cận tốt hơn đến đúng đối tượng có nhu cầu, cụ thể là những người làm quản lý, những người tìm kiếm giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp,…

Tạo đối tượng tương tự (Lookalike Audience)

Khi pixel mà bạn cài đặt thu thập thông tin người dùng truy cập trang web đến một ngưỡng nhất định, bạn có thể tạo đối tượng tương tự với lưu lượng khách truy cập website, nghĩa là tệp đối tượng mới được tạo sẽ có những nét tương đồng như: độ tuổi, hành vi, nhu cầu, sở thích, phân khúc,… Nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm thời gian cũng như công sức hơn so với việc tự mình tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.

Tiếp thị lại (Remarketing)

Như đã chia sẻ, với vai trò ghi nhận và theo dõi hành trình khách vào trang web, pixel lưu giữ các dữ liệu đến từ người dùng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng những thông tin đó để tiếp thị lại cho những đối tượng đã từng truy cập vào website của bạn để tăng cường mức độ giữ chân khách hàng, góp phần ghi nhớ thương hiệu cũng như thúc đẩy doanh thu.

Theo dõi sự kiện tiêu chuẩn và sự kiện tùy chỉnh (standard & custom event)

Sự kiện là hành động diễn ra trên trang web của bạn. Sự kiện tiêu chuẩn là sự kiện do Meta định sẵn và có thể dùng để ghi lượt chuyển đổi, tối ưu hóa cho lượt chuyển đổi và tạo đối tượng. Một vài sự kiện tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo từ Meta như hình bên dưới.

Ngược lại, sự kiện tùy chỉnh là các hành động không thuộc nhóm sự kiện tiêu chuẩn. Bạn có thể đặt tên riêng cho những sự kiện này để thể hiện hành động đang diễn ra. Khi thiết lập sự kiện tùy chỉnh trong mã pixel hoặc mã API Chuyển đổi, bạn có thể ghi lại sự kiện tùy chỉnh đó, tối ưu hóa cho lượt chuyển đổi, cũng như xây dựng đối tượng.

Phân loại Facebook Pixel

Facebook Pixel được phân làm hai loại:

Conversion pixel (Pixel chuyển đổi)

Mục đích: Đây là đoạn mã được dùng để tối ưu cho chiến dịch quảng cáo hướng khách hàng về Website hay Landing Page, đồng thời đo lường hiệu quả và chính xác các chuyển đổi được tạo ra khi người dùng họ truy cập vào Website và thực hiện hoạt động nào đó.

Cách sử dụng: Pixel chuyển đổi được cài đặt trên các trang web có chứa các hành động chuyển đổi mà bạn muốn theo dõi. Khi người dùng thực hiện hành động chuyển đổi, pixel sẽ gửi dữ liệu về hành động đó đến Facebook.

Lợi ích:

  • Giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả của trang web và các chiến dịch quảng cáo của bạn.
  • Cho phép bạn tối ưu hóa trang web và chiến dịch quảng cáo của mình để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Cung cấp dữ liệu để tạo đối tượng mục tiêu tùy chỉnh cho các chiến dịch quảng cáo của bạn.

Custom audience pixel (Pixel tùy chỉnh đối tượng người xem)

Mục đích: Đây là đoạn mã được sử dụng để thu thập dữ liệu khách hàng đã truy cập vào website. Và mục đích chính của đoạn mã này đó chính là tạo ra các tệp khách hàng phục vụ cho các chiến dịch Remarketing Facebook.

Cách sử dụng: Pixel tùy chỉnh đối tượng người xem được cài đặt trên trang web của bạn. Khi người dùng truy cập trang web của bạn, pixel sẽ thu thập dữ liệu về hành vi của họ, chẳng hạn như trang họ truy cập, sản phẩm họ xem và thời gian họ dành cho trang web. Dữ liệu này sau đó có thể được sử dụng để tạo đối tượng mục tiêu tùy chỉnh cho các chiến dịch quảng cáo Facebook của bạn.

Lợi ích:

  • Giúp bạn nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người có khả năng chuyển đổi cao hơn.
  • Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và tỷ lệ chuyển đổi (CR) cho các chiến dịch quảng cáo của bạn.
  • Giảm chi phí quảng cáo của bạn.

Nhận thấy vấn đề kể trên khá phức tạp cho người dùng nên kể từ tháng 2/2017, Facebook nay là Meta đã chủ động đã ngừng hoạt động của Conversion Pixel và kết hợp 2 đoạn mã này lại với nhau thành 1 đoạn mã Pixel duy nhất. Việc làm này của Facebook đã giúp các nhà quảng cáo dễ dàng hơn trong việc triển khai và quản lý các chiến dịch quảng cáo với các tệp khách hàng tùy chỉnh tốt hơn và thuận tiện hơn trong việc sử dụng.

Cách tạo mã Facebook Pixel

Bước 1:

Truy cập vào Trình quản lý sự kiện


Tại giao diện Trình quản lý sự kiện, chọn tài khoản quảng cáo mà bạn muốn gắn Pixel ở góc phải màn hình rồi chọn nút Kết nối dữ liệu.


Bước 2: Tick chọn Nguồn dữ liệu cho phép gắn Facebook Pixel. Những nguồn bạn chọn sẽ là nơi bạn muốn theo dõi những hoạt động của người dùng. Hiện tại, Facebook có 4 nguồn dữ liệu như sau:

  • Gửi sự kiện từ máy chủ
  • Thu thập sự kiện trên Web từ hoạt động trên trình duyệt
  • Chia sẻ dữ liệu từ ứng dụng di động
  • Chia sẻ dữ liệu đã lưu trữ trong bảng tính

Ở trường hợp này, lựa chọn Web để hướng dẫn.

Bước 3: Đặt tên cho Facebook Pixel rồi bấm nút Tạo Pixel.


Bước 4: Kiểm tra Tích hợp đối tác bằng cách nhập URL trang web mà bạn muốn Pixel ghi nhận thông tin, sau đó bấm Kiểm tra.


Bước 5: Chọn cách Facebook Pixel kết nối với trang web của bạn. Bạn nên chọn API Chuyển đổi và Meta Pixel, bấm nút Tiếp.


Bước 6: Thiết lập API chuyển đổi để kết nối hoạt động trên trang web. Bạn nên chọn Thiết lập thủ công, bấm nút Tiếp.


Bước 7: Chọn Tiếp tục.

Bước 8: Chọn Loại hình sự kiện, bao gồm các lĩnh vực sau:

  • Thương mại & bán lẻ
  • Giải trí và truyền thông
  • Giáo dục
  • Bất Động Sản
  • Công nghệ
  • Dịch vụ tài chính
  • Dịch vụ chuyên nghiệp
  • Ô tô
  • Du lịch
  • Hạng mục kinh doanh khác

Bước 9: Chọn Chi tiết sự kiện. Tại mục Thông số thông tin khách hàng, tick chọn những thông tin mà bạn muốn Facebook Pixel theo dõi rồi bấm Tiếp tục.

Bước 10: Xem lại quá trình thiết lập Facebook Pixel, chọn Tiếp tục.

Bước 11: Xem hướng dẫn cài đặt Facebook Pixel (nếu cần), nhấn Tiếp tục thiết lập Pixel. Vậy là hoàn thành mục tạo Pixel.

Cách cài đặt Facebook Pixel vào Website

Sau khi tạo Pixel, mã Pixel đã được sẵn sàng để gắn vào website, bạn sẽ có 3 cách thực hiện thao tác này:

Thêm mã Pixel vào website theo cách thủ công

  • Bước 1: Đi đến Trình quản lý sự kiện như hướng dẫn ở trên.
  • Bước 2: Lựa chọn Pixel mà bạn muốn thiết lập.
  • Bước 3: Nhấp vào nút Tiếp tục thiết lập Pixel.
  • Bước 4: Tại mục Thêm mã Pixel vào trang web theo cách thủ công, chọn nút Tự cài đặt mã.
  • Bước 5: Nhấn Sao chép mã Pixel.
  • Bước 6: Truy cập vào Dashboard của website, tìm tiêu đề của trang web hoặc tìm tiêu đề trong nền tảng web hoặc CMS của bạn.
  • Bước 7: Dán mã cơ sở vào cuối phần tiêu đề, ngay trên thẻ đóng tiêu đề (<head>Mã facebook pixel</head>). Nhấp vào nút Tiếp tục trên Facebook.
  • Bước 8: Kiểm tra lại các đề mục rồi chọn Tiếp tục.
  • Bước 9: Nhấn vào nút Xác minh miền.

    • Chọn Thêm rồi chọn Yêu cầu quyền truy cập vào miền.
    • Chọn quyền truy cập mà bạn muốn Pixel quản lý, rồi chọn Yêu cầu quyền truy cập.

Dùng tiện ích tích hợp của đối tác

  • Bước 1: Truy cập Trình quản lý sự kiện.
  • Bước 2: Chọn Pixel mà bạn muốn thiết lập.
  • Bước 3: Nhấp vào Tiếp tục thiết lập Pixel.
  • Bước 4: Nhấp vào Thiết lập bằng tiện ích của đối tác, rồi chọn Tiếp tục.
  • Bước 5: Chọn đối tác trong danh sách -> Hoàn thành.

Gửi email hướng dẫn

  • Bước 1: Đi tới tab Pixel trong Trình quản lý quảng cáo.
  • Bước 2: Nhấp vào Thiết lập Pixel.
  • Bước 3: Nhấp vào Gửi hướng dẫn cho nhà phát triển qua email.
  • Bước 4: Nhập địa chỉ email của người nhận.

Tóm lại, Về chức năng tối ưu hóa, pixel đảm bảo bạn hiển thị đúng quảng cáo cho đúng người dựa trên các hành động mà họ đã thực hiện. Qua đó, bạn có target lại những đối tượng đã truy cập trang web của mình và tìm những người mới tương tự với khách hàng của bạn được đánh giá là thân thiết nhất (sử dụng tính năng đối tượng giống nhau).

KẾT LUẬN

Việc sử dụng Facebook Pixel không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn giúp bạn tối ưu hóa chiến lược quảng cáo và tăng hiệu quả tiếp cận. Hy vọng rằng thông qua hướng dẫn này, bạn sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng để áp dụng Facebook Pixel vào chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả.

Nguồn: Advertisingvietnam