Không thể phủ nhận rằng digital marketing đa kênh là cơ hội lớn giúp nhiều doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển một cách thần tốc. Tuy nhiên, khi triển khai chiến dịch digital marketing đa kênh, các doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít rủi ro và thách thức. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến việc triển khai digital marketing đa kênh không hiệu quả?

Vì sao digital marketing đa kênh được ví như “mỏ vàng”?

Digital marketing đa kênh là phương pháp kết hợp nhiều kênh marketing trên các nền tảng kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng. Và có thể đem về doanh số bán hàng đáng kinh ngạc chỉ trong thời gian ngắn.


Việc kết hợp đa kênh giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng sự uy tín của thương hiệu và thúc đẩy doanh số nhanh chóng.

5 nguyên nhân phổ biến khiến chiến dịch digital marketing đa kênh không hiệu quả

1. Không thống nhất thông điệp truyền thông trên các kênh

Khách hàng sẽ không hiểu rõ giá trị thực sự của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp khi không có sự thống nhất về thông điệp truyền thông trên các kênh. Hoặc, khách hàng cũng có thể sẽ hiểu lầm về sản phẩm/dịch vụ khi bắt gặp các thông điệp có sự mâu thuẫn với nhau. Điều này, dẫn đến việc khách hàng mất lòng tin vào thương hiệu và chuyển sang tìm kiếm các thương hiệu khác. Hệ quả là, doanh nghiệp không những không tạo ra được chuyển đổi mà còn để lại ấn tượng không tốt trong lòng khách hàng.

2. Không xác định rõ mục tiêu cho từng hoạt động

Nếu không xác định rõ ràng ngay từ đầu, doanh nghiệp có thể sẽ đầu tư quá nhiều vào các hoạt động không phù hợp và không đáp ứng đúng mục tiêu kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến lãng phí một mức ngân sách không hề nhỏ.

3. Chưa tạo được sự cộng hưởng giữa các kênh

Nếu mỗi kênh hoạt động một cách đơn lẻ, không hỗ trợ hay kết nối với nhau, doanh nghiệp sẽ không thể tận dụng tối đa tiềm năng của digital marketing đa kênh. Chẳng hạn, một khách hàng nhìn thấy sản phẩm/dịch vụ trên mạng xã hội, sau đó chuyển đến trang web để tìm hiểu thêm, nhưng nếu không có sự liên kết, họ có thể không tiếp tục quá trình mua hàng. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp mất đi cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng.

4. Chưa xác định được kênh trung tâm

Khi doanh nghiệp dàn trải quá nhiều kênh mà không thật sự đầu tư chuyên sâu vào một kênh chủ lực, thì có thể không tạo ra được những nội dung chất lượng và không đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của từng kênh. Hơn nữa, sẽ không có kênh nào được tận dụng hết tiềm năng mà ngược lại doanh nghiệp còn bỏ lỡ cơ hội tiếp cận và tương tác sâu hơn với khách hàng.

5. Không đủ nguồn lực, tài chính để duy trì

Việc không đủ tài chính cũng ảnh hưởng đến khả năng tối ưu hóa chiến dịch. Khi không có sự đầu tư liên tục và đều đặn, thì hiệu quả của chiến dịch digital marketing đa kênh sẽ bị suy giảm. Để thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng trên các kênh, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh và thử nghiệm liên tục. Nếu không đảm bảo được điều này thì chiến dịch có thể sẽ bị thất bại giữa chừng.

Kết luận

Vì vậy, doanh nghiệp muốn chinh phục digital marketing đa kênh mà không có sự chuẩn bị vững chắc và xem xét kỹ lưỡng mọi khía cạnh thì rất dễ bị sụp bẫy. Cái bẫy này cũng có thể nhanh chóng nhấn chìm doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không thật sự đủ mạnh.