Người tiêu dùng luôn có rất nhiều lựa chọn khác nhau cho cùng một sản phẩm ẩm thực. Chính vì vậy, “cuộc chiến” của thương hiệu trong việc quảng cáo ẩm thực luôn là cuộc chiến khốc liệt. Làm sao để thuyết phục người tiêu dùng bỏ sản phẩm của mình vào giỏ hàng là “bài toán” nhiều năm của các thương hiệu.
Xác định định vị trước khi làm quảng cáo
Điều quan trọng nhất mà bạn cần suy nghĩ trước khi thực hiện quảng cáo chính là: “Tôi nên định vị sản phẩm của mình như thế nào?”. Hiệu quả quảng cáo sẽ phụ thuộc vào cách bạn định vị sản phẩm đó như thế nào hơn là cách bạn viết về nó. Điều đó có nghĩa là việc định vị phải được quyết định trước khi quảng cáo được tạo ra. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động!
Và một khi đã đưa ra quyết định về định vị sản phẩm, hãy trung thành với nó.
Khi định vị một sản phẩm thức ăn, có bốn nguyên tắc giúp đảm bảo thành công
1. Hiểu rõ khách hàng: Hãy xem xét đến độ tuổi, thói quen mua sắm, mối quan tâm của khách hàng.
2. Hãy nói cho khách hàng biết thời điểm và cách sử dụng sản phẩm: Hãy nhớ điều này, thói quen ăn uống không phải là điều thay đổi nhanh chóng. Do đó, thay vì tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, sẽ dễ dàng hơn khi biến sản phẩm của bạn trở thành một giải pháp thay thế cho một món ăn đã-được-chấp-nhận bởi người tiêu dùng.
3. Đừng quên nói với khách hàng rằng sản phẩm của bạn ngon như thế nào.
4. Hãy mang đến cho sản phẩm một tính cách riêng biệt: Quảng cáo ẩm thực, như tất cả những quảng cáo khác, đều cần phải có một cá tính rõ ràng và một giọng điệu đặc trưng.
Dưới đây là 3 quy tắc có thể giúp bạn
1. Sản phẩm của bạn chỉ gắn chữ “MỚI” được một lần duy nhất. Vì thế, nếu sản phẩm có điều gì đó mới mẻ, hãy nói rõ. Hãy tận dụng điều đó. Những thông tin mới mẻ làm tăng tác động của quảng cáo truyền hình trung bình khoảng 17%!
2. Nếu sản phẩm của bạn có một điểm khác biệt thực sự, hãy khai thác tối đa điều đó. Hãy thể hiện điểm khác biệt của bạn, bạn nên biết rằng điều này có thể giúp sản phẩm tăng khả năng gợi nhớ trung bình thêm 15%.
3. Sức hấp dẫn của hương vị sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ quảng cáo. Vì vậy, bạn có thể “mượn” điều này, chẳng hạn như thêm phô mai lên bánh quy của, thêm kem lên bánh. Một món ăn trông hấp dẫn nhất là khi đã được trình bày sẵn sàng để có thể thưởng thức. Hãy cho khách hàng nhìn thấy một món ăn đã hoàn thành, không phải là các nguyên liệu. Và hãy luôn cố gắng “bắt” hình ảnh cận cảnh của món ăn đó.
Hãy quảng cáo thức ăn đi cùng các hành động cụ thể bằng cách hiển thị cảnh cắt, múc, đổ ra hay làm chảy. Thức ăn có kèm với hành động có sức hấp dẫn hơn nhiều so với thức ăn chỉ “nằm yên” một chỗ.
Bạn có để ý rằng ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông mới và rất thuận tiện cho việc truyền tải thông điệp quảng cáo, vì vậy việc nắm quy tắc đôi lúc là để chúng ta ít phạm sai lầm.