Bạn đã hiểu rõ về chiến dịch quảng cáo online và cách để triển khai một chiến dịch hiệu quả chưa?
Khác biệt giữa chiến dịch quảng cáo và quảng cáo đơn lẻ
Trước khi lên kế hoạch truyền thông online, bạn cần hiểu rõ chiến dịch quảng cáo online là gì để thu được kết quả tốt nhất. Có hai hình thức quảng cáo phổ biến là quảng cáo đơn lẻ và chiến dịch quảng cáo. Về tính chất, quảng cáo đơn lẻ (one shot) là mức độ nhỏ hơn, giới hạn về ý tưởng triển khai.
1. Quảng cáo đơn lẻ
- Các quảng cáo đơn lẻ chủ yếu được dùng để thông báo chương trình giảm giá, quảng bá sản phẩm, ra mắt sản phẩm mới hoặc sự kiện đặc biệt của thương hiệu.
- Quảng cáo đơn lẻ là hình thức quảng cáo mà nhiều người dùng dễ bắt gặp trên các nền tảng mạng xã hội hoặc banner quảng cáo trên website.
2. Chiến dịch quảng cáo
- Trong chiến dịch quảng cáo, các mẫu quảng cáo đều phục vụ cho việc thể hiện một thông điệp chung nhất (Big concept) mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng.
- Các quảng cáo trong cùng một chiến dịch có thể được thực hiện trên nhiều mặt trận khác nhau như mạng xã hội, Google,...
Tại sao phải thực hiện chiến dịch quảng cáo
Nhiều bạn đặt câu hỏi rằng: Tại sao phải chạy chiến dịch quảng cáo thay vì sử dụng nhiều quảng cáo đơn lẻ?
Mục đích của chiến dịch quảng cáo là truyền tải một thông điệp chung nhất đến cho người dùng để thực hiện mục tiêu truyền thông cụ thể của thương hiệu.
Dựa trên mục tiêu và thông điệp truyền thông này, bạn có thể tác động vào nhận thức và cảm xúc của người dùng. Dẫn đến việc thay đổi hành vi của khách hàng, như từ bỏ sản phẩm A để mua sản phẩm B, từ đó giúp đẩy mạnh doanh số thu được.
Những lưu ý khi thực hiện chiến dịch quảng cáo
1. Thời gian của chiến dịch
Khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp cần lưu ý về thời gian chiến dịch diễn ra, yếu tố này tác động lớn lên ngân sách quảng cáo.
- Chiến dịch quảng cáo nhỏ có thời gian ít hơn 3 tháng. Thông thường các chiến dịch này diễn ra tại một khoảng thời gian đặc biệt trong năm ví dụ như Tết, trung thu, mùa hè,... và truyền tải một thông điệp đặc biệt trong thời gian đó.
- Chiến dịch quảng cáo lớn, thời gian có thể diễn ra từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, một năm hoặc thậm chí là nhiều năm. Dù có khoảng thời gian khác nhau, chiến dịch quảng cáo luôn bao gồm nhiều chiến dịch nhỏ chạy độc lập nhưng liên kết với nhau bởi một thông điệp chung.
2. Xác định lộ trình truyền thông
Khi triển khai một chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp cần tạo nên một chiến lược tiếp cận nhất quán và chia nhỏ chúng thành các chiến thuật truyền thông. Hiểu một cách đơn giản là khi triển khai một chiến dịch quảng cáo, thương hiệu cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu muốn nhắm đến, các kênh truyền thông phù hợp và xây dựng lộ trình truyền thông triển khai các ý tưởng để thu lại hiệu quả tốt nhất.
3. Tạo một thông điệp xuyên suốt
Khi xây dựng thông điệp cho chiến dịch quảng cáo của mình, doanh nghiệp cần lưu ý rằng thông điệp phải phù hợp để triển khai theo chiều sâu, kể được nhiều câu chuyện khác nhau. Một thông điệp tốt sẽ tạo sự gần gũi với người dùng, giúp họ cảm nhận được bản thân trong câu chuyện đó. Nhờ vậy, thương hiệu dễ dàng tác động đến cảm xúc và thay đổi hành vi của người dùng.