Google Ads từ lâu là một kênh marketing online và bán hàng bền vững cho nhiều doanh nghiệp song song với các nền tảng quảng cáo Facebook, quảng cáo TikTok. Thế nhưng, rất ít người có thể hiểu và khai thác tốt kênh quảng cáo này. Vậy làm thế nào để chạy tốt các chiến dịch Google Ads mà không cần quá nhiều chi phí?

Ngoài những công cụ hỗ trợ chạy quảng cáo Google, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chiến dịch Google Ads đó là có một kế hoạch chi tiết và bài bản. Với một bản kế hoạch rõ ràng, nhà quảng cáo sẽ định hướng được mục tiêu, tối ưu hóa chi phí và đo lường kết quả một cách chính xác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực quảng cáo đa kênh, trong bài viết dưới đây, Nguyễn Dũng sẽ chia sẻ các bước Lập kế hoạch quảng cáo Google một cách chi tiết và hiệu quả nhất để bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp!

Tại sao cần phải lập kế hoạch quảng cáo Google Ads

Kế hoạch chạy quảng cáo Google Ads là một bản kế hoạch chi tiết, vạch rõ các bước và chiến lược để thực hiện một chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên nền tảng Google Ads. Như bạn đã biết, quảng cáo Google Ads rất mạnh trong việc nhắm đúng mục tiêu, khả năng đo lường được và tạo ra kết quả nhanh, giúp bạn tăng được data khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, trước khi đầu tư tiền vào một chiến dịch Google Ads, điều quan trọng là bạn cần xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng nếu không sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho mỗi lượt click hoặc 1 lần quảng cáo xuất hiện. Do vậy, để có một chiến dịch chạy Ads Google thành công và tối ưu chi phí thì việc lên kế hoạch chi tiết là một điều hết sức quan trọng, cụ thể:

Đảm bảo tính hệ thống và hiệu quả

Lập kế hoạch chạy quảng cáo Google Ads giống như việc xây dựng một bản đồ đường đi trước khi bắt đầu một cuộc hành trình. Nó giúp bạn định hướng rõ ràng mục tiêu, phân bổ ngân sách hợp lý và lựa chọn các chiến thuật phù hợp. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và tránh được những sai lầm không đáng có.

Tối ưu hóa chi phí

Một kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn xác định rõ những từ khóa, đối tượng mục tiêu và loại hình quảng cáo phù hợp nhất với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều này giúp bạn tránh lãng phí ngân sách vào những hoạt động không hiệu quả và tối ưu hóa ROI (lợi nhuận trên đầu tư).

Tăng tính cạnh tranh

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc có một kế hoạch quảng cáo bài bản sẽ giúp bạn không bị mơ hồ, vượt trội so với đối thủ. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Đảm bảo tính bền vững của chiến dịch

Bản kế hoạch không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn đảm bảo tính bền vững của chiến dịch trong dài hạn. Bạn sẽ xây dựng được một nền tảng vững chắc để phát triển thương hiệu và tăng trưởng doanh nghiệp.

Hướng dẫn lập mẫu kế hoạch chạy quảng cáo Google

Để tạo một mẫu kế hoạch quảng cáo Google ads chỉn chu và đầy đủ nhất thì nhà quảng cáo cần có những nội dung sau:

Xác định mục tiêu quảng cáo

Trước khi bắt đầu chạy quảng cáo, cần xác định rõ mục tiêu quảng cáo của bạn là gì. Bạn muốn quảng cáo đạt được:

  • Tăng doanh số
  • Tăng lượng truy cập website,
  • Tăng nhận diện thương hiệu, …

Việc xác định mục tiêu quảng cáo trước khi chạy Google Ads rất quan trọng vì nó định hướng chiến dịch quảng cáo của bạn và đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo sẽ đạt được kết quả tốt nhất có thể. Khi bạn xác định mục tiêu quảng cáo, bạn có thể quyết định những từ khóa phù hợp, quyết định về nội dung quảng cáo và cách mà quảng cáo sẽ hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu

Tìm hiểu đối tượng khách hàng trước khi chạy Google Ads là điều quan trọng thứ 2 để đảm bảo rằng chiến dịch của bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất và giúp bạn tiết kiệm ngân sách tiếp thị của mình.

Quảng cáo Google Ads được chia nhỏ thành rất nhiều loại. Song song việc hiểu được mỗi loại quảng cáo này có vai trò gì, bạn cần nắm vững được ai sẽ là khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm tới.

Khi bạn tìm hiểu đối tượng khách hàng, bạn có thể nắm được những thông tin quan trọng như độ tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu, hành vi tìm kiếm và mua sắm của khách hàng tiềm năng. Những thông tin này sẽ giúp bạn chọn những từ khóa phù hợp, hiểu rõ hơn về nội dung quảng cáo và cách mà quảng cáo sẽ hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp bạn xác định được cùng một sản phẩm/dịch vụ và tệp đối tượng khách hàng thì đối thủ của mình đã thực hiện những cách thức quảng cáo nào, hiệu quả ra sao, nội dung được trình bày như thế nào. Đây là một cách thức hữu hiệu để bạn có thể tìm ra những ý tưởng mới mẻ cho dự án quảng cáo của mình, đồng thời tránh được những rủi ro không đáng có.

Lựa chọn loại hình quảng cáo

Có 5 hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay trên Google: quảng cáo Google Search Ads, Google Display (GDN), Quảng cáo Youtube, Quảng cáo Gmail, Google Shopping Ads,…

Trước khi tạo một chiến dịch, bạn cần tạo nhiều mẫu nội dung quảng cáo nhất có thể, ít nhất là 3 mẫu cho 1 nhóm quảng cáo.

Sự thay đổi nhỏ trong mẫu quảng cáo có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong tỉ lệ chuyển đổi. Việc thực hiện thử nghiệm nhiều mẫu quảng cáo trong cùng một thời gian giúp bạn nhanh chóng xác định được phiên bản quảng cáo nào là tốt nhất. Hơn nữa, marketer nên chia nhỏ ngân sách quảng cáo của bạn thành những phần nhỏ hơn cho mỗi mẫu quảng cáo. Khi đã xác định được (những) mẫu nội dung hiệu quả, hãy tập trung ngân sách quảng cáo cho nó, bạn sẽ thấy được sự thay đổi hiệu quả rõ rệt.

Danh sách sản phẩm, từ khóa và trang đích

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thì ở bước này bạn sẽ tiến hành chọn các sản phẩm và trang đích cần chạy quảng cáo Adwords để lên danh sách các từ khóa cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Keyword Planner của Google Ads để nghiên cứu từ khóa. Công cụ sẽ cung cấp cho bạn những số liệu cần thiết về từ khóa bạn chọn như volume search, mức độ cạnh tranh, giá thầu và đồng thời gợi ý các từ khóa liên quan. Trong quá trình chạy bộ tư khóa cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp bạn.

Viết nội dung quảng cáo cho chiến dịch

Google Ads cung cấp nhiều loại nội dung quảng cáo khác nhau, có thể dạng hình ảnh, dạng chữ viết,… giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách chính xác và hấp dẫn nhất. Trong chiến dịch Google Search, văn bản quảng cáo (Text Ads) cần chứa các từ khóa mà khách hàng tiềm năng thường tìm kiếm để đảm bảo nội dung thông điệp phù hợp với mục đích tìm kiếm của họ.

Vận hành và theo dõi hiệu quả

Sau khi tiến hành tất cả các bước trên đây, bạn đã có thể bắt tay vào việc thiết lập và vận hành một chiến dịch quảng cáo trên Google cho các sản phẩm của mình. Sau khi tiến hành tất cả các bước trên đây, bạn đã có thể bắt tay vào việc thiết lập và vận hành một chiến dịch quảng cáo trên Google cho các sản phẩm của mình. Sau khi chạy Google Ads, việc tiếp theo của bạn là theo dõi các chỉ số quảng cáo Google ads như:

  • Ngân sách quảng cáo
  • Lượt hiển thị
  • Lượt nhấp
  • Lượt chuyển đổi
  • Tỷ lệ nhấp – CTR
  • CPC trung bình
  • Chi phí
  • Chi phí/chuyển đổi
  • Điểm tối ưu hóa

Bằng cách này, nhà quảng cáo có thể tối ưu chiến dịch khi phát hiện quảng cáo không đạt được hiệu quả như bạn muốn.

Báo cáo kết quả

Cuối cùng, bạn cần tổng hợp tất cả dữ liệu và báo cáo kết quả của chiến dịch. Báo cáo này sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả tổng thể, rút ra bài học kinh nghiệm và lên kế hoạch cho các chiến dịch tiếp theo.

Nhìn chung, xây dựng một kế hoạch quảng cáo Google Ads hiệu quả đòi hỏi sự tỉ mỉ và sáng tạo. Bằng cách làm theo các bước trên, bạn sẽ tăng khả năng đạt được mục tiêu của mình và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Mẫu kế hoạch quảng cáo Google Ads

Để hỗ trợ bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng một bản kế hoạch, mình sẽ chia sẻ file excel plan Google Ads mẫu. Đây là file kế hoạch mà dựa vào đó, trước khi bắt tay vào một dự án quảng cáo, bạn nên dành nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu sản phẩm/ dịch vụ. Bảng thiết lập danh sách từ khóa, những gì mà khách hàng đang tìm kiếm trên Google.

Ngoài ra, đây là bảng phân tích nghiên cứu chủ đề, đối tượng, sở thích và nhân khẩu học. Bạn biết đấy trước khi truyền tải thông điệp đến ai đó cần biết họ đang quan tâm đến vấn đề gì, có niềm đam mê, sở thích gì và trong độ tuổi nào?

Có thể thấy, việc lên kế hoạch kỹ lưỡng và sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Sheets hay sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên Google.

Kết luận

Lập kế hoạch chạy quảng cáo Google là một bước quan trọng giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Bằng cách nắm vững các bước lập kế hoạch chạy quảng cáo Google trong bài viết này, bạn sẽ có thể lập kế hoạch chạy Google Ads hiệu quả.

Nếu bạn muốn tư vấn, lập kế hoạch từ sơ bộ đến chi tiết cho quảng cáo Google, hãy liên hệ với Nguyễn Dũng ngay để được hướng dẫn nhé.