Trong thời đại số hóa, khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào thông tin từ mạng xã hội, Influencer Marketing đã nhanh chóng trở thành một chiến lược truyền thông không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp. Không chỉ là công cụ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, Influencer Marketing còn xây dựng niềm tin và kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu. Vậy Influencer Marketing là gì, và làm thế nào để triển khai một chiến lược hiệu quả? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.
Influencer Marketing là gì?
Đây là một hình thức mà ta sử dụng những người có tầm ảnh hưởng để có thể truyền tải và quảng bá thông điệp của các nhãn hàng đến thị trường. Thay vì ta quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng nào đó thì Influencer sẽ truyền cảm hứng cho nhóm khách hàng đó, và sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Ngày nay, chìa khóa thành công dành cho thương hiệu chính là niềm tin của người tiêu dùng, vì vậy tự giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến với người tiêu dùng thật sự là chưa đủ. Vì vậy Influencer Marketing đang là xu hướng hiện nay của ngành truyền thông và quảng cáo. Với số liệu được lấy từ SEMrush, thị trường Influencer Marketing có định mức khoảng 15 tỷ đô vào 2022. Bạn còn có thể lên Google Trends và tìm cụm từ “Influencer Marketing”, Kết quả sẽ là sự tăng trưởng không hề nhỏ.
Vì với tiềm năng to lớn, và với sự hiệu quả càng ngày càng tăng, việc lựa chọn ra một Influencer phù hợp với nhãn hàng của mình là một điều mà các nhãn hàng cần cân nhắc. Influencer sẽ được chia làm 4 loại: Mega, Macro, Micro và Nano Influencers.
Mega Influencers
Influencers này sẽ là người sở hữu hơn 1 triệu lượt follow. Sở dĩ có nhiều lượt theo dõi như vậy là do sự nổi tiếng của họ hơn là có ảnh hưởng đến tích cực đến cộng đồng. Đây sẽ thường là diễn viên, người mẫu, hoặc những người nổi tiếng trong lĩnh vực mà họ hoạt động.
Mega Influencers sẽ hay được săn đón bằng những thương hiệu nổi tiếng, và con số thậm trí có thể lên tới hàng triệu. Và tất nhiên là để hợp tác với những người này sẽ không đơn giản gì với túi tiền của các thương hiệu. Bên cạnh đó, đứng đằng sau các KOL này luôn có một đội ngũ biên tập riêng và quản lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp, vì thế thông điệp của nhãn hàng truyền tải sẽ luôn luôn được đảm bảo chuẩn và chính xác nhất. Vậy nên khi macro đăng tải thông tin đều sẽ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những nhãn hàng lớn muốn xây dựng danh tiếng của mình ra toàn cầu.
Macro Influencers
Một trong những ưu điểm lớn nhất của hình thức này đó chính là khả năng lan tỏa thông tin rộng rãi một cách nhanh chóng. Các Influencers này thường có từ hơn 100,000 - 1,000,000 người theo dõi. Và điểm khác biệt lớn nhất giữa Macro influencer và Mega influencer là cách tạo danh tiếng cho bản thân. Macro influencer sẽ nỗ lực tạo chỗ đứng riêng cho chính mình thường sẽ được lan truyền rộng rãi bởi video, blog, vlog, tạo những content chất lượng,...
Macro Influencers còn được coi là các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, người này sẽ thường xuyên đăng tải nội dung ở trên mạng xã hội và sẽ tương tác với người theo dõi họ thường xuyên hơn.
Một trong những đặc điểm để xác định đối tượng này chính là có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân bắt đầu từ con số 0. Vì vậy, đây sẽ là một lựa chọn vô cùng hợp lý đối với các doanh nghiệp muốn tăng độ nhận diện cũng như là tiếp cận vào thị trường ngách.
Micro influencers
Ở bên chiều hướng gần như ngược lại, Micro Influencer sẽ có từ 10,000 - 100,000 lượt follow trên nền tảng mạng xã hội của họ. Họ thường sẽ không được biết đến rộng rãi ở đại chúng, nhưng lại nổi bật ở trong một lĩnh vực nào khác, ví dụ như các mẹ bỉm sữa, giới nấu ăn, hay mỹ phẩm. Ưu điểm lớn nhất sẽ là tỷ lệ tương tác khá cao cũng như chi phí sẽ thấp hơn hẳn so với Macro Influencer hay Mega Influencer.
Thay vì thông qua các đội ngũ quản lý hình ảnh, Micro Influencer sẽ là người tự biên tập và đăng tải thông tin lên các trang tài khoản cá nhân của mình Từ đó, nội dung của họ sẽ được tự nhiên hơn và sẽ dễ thu hút được các tệp khách hàng theo dõi họ hơn. Vì vậy nếu các doanh nghiệp muốn phát đông các chiến dịch vừa túi tiền, tiếp cận khách hàng với quy mô nhỏ thì đây sẽ là một chiến dịch phù hợp.
Nano Influencers
Mặc dù đây là một cái tên được nhắc đến ít nhất nhưng không phải là không tồn tại trên thị trường. Đây sẽ là những người có 1000 - 10,000 follow nhưng có thể số lượng theo dõi này của họ sẽ thuộc phân khúc thị trường ngách, và có những nhu cầu mua hàng khác biệt. Họ có thể sẽ là những người thân quen của bạn hoặc trên các nền tảng trực tuyến khác. Họ sẽ không có lượng người theo dõi quá lớn nhưng mức độ tương tác của các influencer này lại không hề nhỏ một chút nào. Trên thực tế, họ sẽ thường xuyên chia sẻ các thông tin hữu ích đến với người khác bằng cách comment, hoặc like khiến nội dung của họ sẽ được khán giả chú ý.
Phân biệt Influencer Marketing với các thuật ngữ khác
Influencer Marketing và Word of Mouth
Hai khái niệm này thường dễ bị nhầm lẫn vì đều dựa trên việc tạo ảnh hưởng đến một nhóm người để họ nói về thương hiệu. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt quan trọng:
- Influencer Marketing: Đây là khi thương hiệu hợp tác với các influencer (người có tầm ảnh hưởng) và thường đưa ra lợi ích tài chính hoặc những ưu đãi cụ thể cho họ. Influencer sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu tới người theo dõi của mình và nhận hoa hồng hoặc phí đã thỏa thuận.
- Word of Mouth (Marketing truyền miệng): Hình thức này xảy ra tự nhiên hơn. Khi ai đó yêu thích sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ tự nguyện chia sẻ nó với bạn bè, gia đình mà không cần nhận bất kỳ khoản thù lao nào.
Influencer Marketing và Affiliate Marketing
Mặc dù cả hai đều có sự tham gia của các cá nhân giúp lan tỏa thông điệp thương hiệu, nhưng khác biệt nằm ở cách trả thưởng:
- Affiliate Marketing: Người tham gia (affiliate) chỉ nhận hoa hồng khi khách hàng thực sự mua hàng hoặc thực hiện hành động cụ thể (như đăng ký, điền form, v.v.).
- Influencer Marketing: Influencer thường được trả công dựa trên sự thành công chung của chiến dịch, không nhất thiết phải gắn liền với việc bán hàng.
Influencer Marketing và Advocate Marketing
Hai hình thức này cũng dễ gây nhầm lẫn vì cùng sử dụng sức mạnh ảnh hưởng để lan tỏa thương hiệu. Điểm khác biệt chính nằm ở mục tiêu và cách tiếp cận:
- Influencer Marketing: Tập trung vào việc hợp tác ngắn hạn để tạo độ nhận diện hoặc thúc đẩy doanh số trong một chiến dịch cụ thể.
- Advocate Marketing (Marketing qua người ủng hộ): Tập trung vào xây dựng mối quan hệ lâu dài. Advocate thường là khách hàng hài lòng hoặc yêu thích thương hiệu và tự nguyện chia sẻ, giới thiệu sản phẩm. Họ giúp củng cố lòng tin và tạo ảnh hưởng bền vững hơn.
Điều gì làm nên sự thành công cho chiến dịch Influencer Marketing
Tính xác thực là nền tảng của bất kỳ chiến dịch tiếp thị qua influencer nào thành công. Việc xây dựng mối quan hệ với những influencer đã phù hợp với thông điệp của thương hiệu là rất quan trọng. Influencer có thể nổi tiếng nhờ nội dung về tính bền vững, nấu ăn, yêu cơ thể, lối sống lành mạnh, v.v. Thương hiệu của bạn có phù hợp với một influencer cụ thể và thương hiệu cá nhân của họ không? Tiếp thị qua influencer không chỉ đơn thuần là tìm cách có được các bài đăng quảng bá sản phẩm của bạn, mà nên là việc xây dựng các mối quan hệ thực sự với những nhà sáng tạo, bạn muốn họ thực sự ủng hộ thương hiệu của mình.
Hơn nữa, hợp tác với một nhóm influencer đa dạng có thể giúp thương hiệu của bạn tiếp cận được với lượng khán giả lớn hơn
Bước 1: Hãy thiết lập mục tiêu của bạn
Đây sẽ là bước đầu tiền và sẽ là nền móng cho một chiến dịch thành công. Thành công có thể đến từ các chiến dịch khác nhau nhưng khi thiết lập quy tắc mục tiêu thì chỉ có một, đó chính là mục tiêu SMART, trong đó:
- Specific: Cụ thể
- Measurable: Có thể đo lường được
- Attainable: Có khả năng đạt được
- Relevant & Time - bound: Phù hợp với mục tiêu chính của doanh nghiệp và gia hạn thời gian một cách cụ thể.
Dưới đây sẽ là một số mục tiêu phổ biến để bạn có thể tham khảo:
- Reach(lượng tiếp cận): đây sẽ là một mục tiêu hoàn toàn hợp lý khi bạn muốn tiếp cận đến mục tiêu mới và muốn tăng nhận thức của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bên bạn
- Traffic: Đây sẽ là mục tiêu nhằm giúp tăng lượng traffic cho website của bạn như là kết quả của hợp tác giữa 2 bên
- Sales & conversion: Đây là mục tiêu chủ chốt của hầu hết các chiến dịch marketing để mang về doanh thu. Hình thức mà đánh giá chất lượng của Influencer sẽ có thể là các đơn đặt hàng từ mã giảm giá của họ giới thiệu cho followe của mình.
Bước 2: Hãy xác định đối tượng mà bạn muốn nhắm đến
Nếu muốn chiến dịch của doanh nghiệp hiệu quả, thì hãy xác định đúng đối tượng mục tiêu mà mình muốn cho truyền thông. Hãy nhớ mục tiêu cuối cùng của Influencer không phải là tiếp cận được nhiều người mà chính là tỷ lệ chuyển đổi khách mua hàng. Influencer Marketing chỉ thực sự hiệu quả khi nó gây sự ảnh hưởng lên những người quan tâm đến thương hiệu và có ý định để sử dụng dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu đó.
Bước 3: Xác định thông điệp và kế hoạch truyền thông rõ ràng, nhất quán
Bạn sẽ không chỉ thuê một influencer chỉ để giới thiệu thương hiệu của bạn. Bạn sẽ cần có một thông điệp xuyên suốt trong chiến dịch của bạn. Điều này sẽ tùy thuộc vào mục tiêu của truyền thông và mục đích hợp tác. Bạn hãy suy ngẫm những điều sau:
- Bạn có muốn tăng độ nhận diện với khách hàng mới?
- Bạn có muốn dồn toàn lực để có thể truyền thông cho sản phẩm mới tới những khách hàng thân thiết?
- Bạn có muốn giới thiệu và làm nổi bật cho dịch vụ của bạn?
- Bạn có muốn tăng số lượng sales ?
Vậy hãy nhớ rằng thông điệp của chiến dịch sẽ phải thật nhất quán với các mục tiêu ban đầu. Thông điệp và kế hoạch truyền thông sẽ phải rõ ràng để influencer hiểu rõ và truyền đạt nó dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bước 4: Hãy lên kế hoạch đầy đủ cho ngân sách chiến dịch
Đa số các influencers đều sẽ muốn được đền đáp cho những nỗ lực của họ. Khi bạn lên kế hoạch cho phần ngân sách, bạn sẽ cần phải phân chia rõ ràng cho phần thù thao trả công cho Influencer và chi phí của sản phẩm và dịch vụ
Bạn nên trả lời cho những câu hỏi dưới đây:
- Mục đích chính của chiến dịch là gì ?, nhắm vào lượng tiếp cận hay là khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ?
- Các influencer sẽ dự định hợp tác?
- Các nền tảng phù hợp để tiếp cận khách hàng?
Bước 5: Hãy tìm các Influencer phù hợp
Tùy thuộc vào chiến dịch và mục tiêu cuối cùng bạn muốn đặt ra cho chiến dịch, bạn hãy chọn ra các influencer khác nhau. Khi bạn tìm các influencer Macro và micro, với những ai mà nổi tiếng, bạn sẽ phải tiếp cận họ thông qua cơ quan đại diện và rất hiếm khi họ tự ra mặt.
Bạn có thể tìm bằng cách phân tích thẻ #hashtags và xác định xem đối thủ của bạn sẽ hợp tác với các influencers nào. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ như:
- BuzzSumo
- Upfluence
- HypeAudior
Bước 6: Theo dõi hiệu quả của chiến dịch
Khi bạn càng hiểu rõ về hiệu quả của chiến dịch, bạn sẽ càng dễ dàng để đưa ra quyết định hợp tác với người đó lần sau. Dưới đây là một vài cách để bạn có thể áp dụng để theo dõi nhé:
- Nếu bạn đang kiểm soát hiệu quả từng bài đăng, bạn sẽ có thể thêm hashtag để có thể tương tác với các hoạt động của influencer.
- Bạn có thể sử dụng các tool để theo dõi các chỉ số như: tương tác, trao đổi của influencer đối với khách hàng.Từ đó sẽ phân tích được insignt của khách hàng và bạn sẽ hiểu được hơn về đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến.
- Còn nếu bạn muốn theo dõi tình trạng sales, bạn có thể trao đổi với influencers thêm các đường link có mã theo dõi trong đó hoặc các phiếu mua hàng có gắn mã theo dõi. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tracking doanh thu từ influencer về và tính được ROI qua chi phí cụ thể.
Kết luận
Influencer Marketing không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị hiện đại. Việc hiểu rõ bản chất, lựa chọn đúng influencer và xây dựng một kế hoạch triển khai bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả từ chiến lược này. Bạn hãy bắt đầu từ việc xác định mục tiêu rõ ràng, nghiên cứu thị trường và phối hợp chặt chẽ với các influencer phù hợp, để thương hiệu của bạn có thể tiến xa hơn trên hành trình chinh phục trái tim khách hàng.